Làm kế toán: Bắt đầu từ đâu? | Thời đại mới

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Làm kế toán: Bắt đầu từ đâu?

Nhiều người sau khi ra trường thường tự hỏi bản thân: không biết phải bắt đầu từ đâu? Hôm nay, tôi mời các bạn đón đọc bài này và cùng thảo luận.
         Khi nhận bằng tốt nghiệp kế toán, bạn rất vui và hào hứng (điều đó thật tuyệt vời làm sao - công của mấy năm mài đũng quần ở trường mà). Nhưng kỳ thực thì cảm giác đó không kéo dài bao lâu khi nhìn về con đường phải đi tiếp theo, bạn chưa biết phải làm gì? và bắt đầu từ đâu? (đây cũng là một trong những phần còn thiếu của chương trình giáo dục ở ta - đó là thiếu mo hình thực hành từ cơ bản đến nâng cao).                        Nếu bạn chưa xin được việc, hãy dành thời gian đi học thêm các khoá kế toán ngắn hạn ở trung tâm kế toán hoặc bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Nếu may mắn đó là người thân thì Ok, nếu không có bạn phải trả một khoản phí nào đó cho việc "tầm sư học đạo".
        Còn một cách khác mà mình nghĩ là dễ thực hiện hơn và không có gì khó khăn ở đây cả. Nhà bạn có cửa hàng không? Nếu có ngay từ những năm học nghề trên trường về bạn có thể lấy cửa hàng của nhà mình làm thí nghiệm trước. Trường hợp nhà bạn không có cũng vẫn thực hiện được, bạn coi nhà bạn như một công ty và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế lên sổ sách kế toán. Cách làm:
       Với cửa hàng: Đây là một "doanh nghiệp thương mại điển hình" có các nghiệp vụ cơ bản về kế toán như sau:
a/ Phản ánh nhật ký bán hàng (511, 711)
b/ Phản ánh các khoản phải thu (131)
c/ Phản ánh các khoản phải trả (331)
d/ Phản ánh thu chi quỹ TM, TGNH (111, 112)
e/ Phản ánh chi phí (641, 642)
f/ Phản ánh nguồn vốn (411)
g/ Phản ánh hàng tồn kho (156)
       Sau một tuần, một tháng, một năm bạn kết chuyển các tài khoản về Tk 911 và báo  cáo các "Sếp" về thông tin lợi nhuận, phải thu, phải trả .... để có kế hoạch bán hàng cho kỳ tới!
       Với các bạn nhà không có cửa hàng thì kế toán sẽ đơn giản hơn, bạn khảo sát các hoạt động tạo ra nguồn thu cho gia đình bằng cách phản ánh các nguồn thu vào một sổ quỹ TM, TGNH. Sau đó lập các sổ để theo dõi như sau:
a/ Phản ánh khoản thu
b/ Phản ánh khoản trả
c/ Phản ánh các khoản đầu tư (nếu nhà bạn sản xuất, chăn nuôi)
d/ Tham gia quản lý chi phí tại gia
e/ Cuối tháng bạn nên kết sổ xem gia đình bạn tích cóp được khá không?
f/ Tư vấn cho gia đình: nguồn thu chính của mình là gì? có cao không? ngoài các khoản thu này mình có tạo được nguồn thu khác không? Nếu được, hãy bắt tay vào hành động nhé!
    Bạn thấy không? Gia đình có kế toán cũng như gia đình có bác sĩ vậy! Bởi bác sỹ chữa bệnh khi phát bệnh, còn bạn phòng bệnh từ xa và đặc biệt có thể bạn sẽ chữa bệnh nan y là Viêm màng túi nữa!
Các bạn nắm được những điểm cơ bản trên đây là có thể làm việc ở DN rồi!
Chúc bạn thành công!
Tác giả
Mr.Tuyên